Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư
Chế độ ăn kiềm còn được gọi là chế độ ăn kiềm-axit. Thực phẩm ảnh hưởng đến sự cân bằng pH trong máu. Độ pH là thước đo mức độ axit hoặc kiềm dao động từ 0-14 (0 là cực kỳ axit, 7 là trung tính và 14 là rất kiềm).
Cụ thể, chế độ ăn kiềm phân loại thực phẩm theo lượng axit chúng tạo ra khi tiêu hóa. Thực phẩm tạo axit tạo ra độ pH thấp hơn 7, thực phẩm kiềm tạo ra độ pH lớn hơn 7, thực phẩm có khoảng pH bằng 7 được coi là trung tính. Dựa theo độ pH được tạo ra, chế độ ăn này khuyến khích tránh thực phẩm tạo axit như thịt, sữa, cá, trứng, ngũ cốc và rượu; tiêu thụ nhiều thực phẩm tạo kiềm như trái cây, rau, quả hạch và các loại đậu; hạn chế thực phẩm trung tính gồm tinh bột, đường và chất béo tự nhiên.
Theo Jennifer Fitzgibbon, chuyên gia dinh dưỡng về ung thư, Trung tâm Ung thư Đại học Stony Brook (Mỹ), các tế bào ung thư phát triển mạnh trong môi trường axit. Chế độ ăn kiềm tạo ra một môi trường ít axit hơn cho cơ thể, điều này có thể tác động đến tế bào ung thư và có lợi cho người bệnh.
Nghiên cứu củaViện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ chỉ ra, chế độ ăn kiềm bảo vệ chống lại ung thư vú âm tính với thụ thể hormone. Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, biện pháp ăn kiêng có tải lượng axit thấp hơn (tăng kiềm) gồm ăn ít thịt và nhiều trái cây, rau có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Nhìn chung, chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc là một cách tiếp cận lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mạn tính. Vì vậy, chế độ ăn kiềm có thể là một cách tiếp cận tốt cho người chống lại bệnh ung thư.
Theo Phó giáo sư y khoa Adrienne Youdim, Trường Y khoa UCLA David Geffen (Mỹ), chế độ ăn kiềm có thể hỗ trợ điều trị các bệnh và tình trạng mạn tính như ung thư và bệnh thận. Người bệnh có thể tham khảo chế độ ăn Địa Trung Hải vì chế độ ăn này cũng ưu tiên thực phẩm tạo kiềm.
Nghiên cứu của Bệnh viện Queen Alexandra (Anh) cũng chỉ ra, tập trung vào thực phẩm có tính kiềm có lợi cho người mắc bệnh thận mạn tính vì ăn nhiều protein sẽ gây khó khăn cho thận. Giảm lượng axit nạp vào thận thông qua chế độ ăn ít protein, chú trọng vào protein thực vật làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận và cải thiện chức năng thận. Chế độ ăn kiềm còn làm chậm tốc độ suy giảm hệ thống lọc máu của thận.
Theo nghiên cứu của Đại học Alberta (Canada), ăn nhiều thịt và ngũ cốc, ít rau và trái cây giàu kali có thể gây mất cân bằng độ pH trong máu dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Tuân theo chế độ ăn kiềm làm tăng một số vi chất dinh dưỡng như kali và magie, giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ.
Mai Cat (Theo Everyday Health)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!