Cách làm bánh tét gạo lứt healthy tại nhà đơn giản cho dịp Tết

Bánh tét được xem là món ăn truyền thống, là một phần không thể thiếu trong ẩm thực ngày tết Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, bánh tét truyền thống nhiều calo và không lành mạnh cho sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu cách làm bánh tét gạo lứt “healthy” hơn cho dịp tết này nhé!

Vì sao nên chọn ăn bánh tét gạo lứt?

Gạo lứt luôn được biết đến là cái tên tiêu biểu trong việc ăn uống lành mạnh. Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Lớp vỏ cám lụa này chứa đến 90% chất dinh dưỡng, đặc biệt là có chứa nhiều chất xơ.

Ngoài ra, trong gạo lứt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất quan trọng.

Việc ăn gạo lứt mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: hỗ trợ giảm cân lành mạnh, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol xấu, tăng cường sức khỏe tim mạch,…

Với màu đỏ bắt mắt, gạo lứt chắc chắn là một “ứng cử viên sáng giá” để trở thành nguyên liệu cho món bánh tét trong dịp tết sắp tới. Theo quan niệm của nhiều người, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, sung túc và tài lộc.

Chính vì thế, việc lựa chọn làm món bánh tét gạo lứt vào dịp tết này sẽ không chỉ mang lại một món ăn giàu dinh dưỡng cho cả gia đình mà còn thể hiện những thông điệp tốt lành trong ngày đầu năm mới.

Cách làm bánh tét gạo lứt healthy tại nhà đơn giản cho dịp Tết

Bánh tét gạo lứt vừa giàu dinh dưỡng vừa mang ý nghĩa may mắn

Nguyên liệu

Để thực hiện món bánh tét gạo lứt cho dịp tết năm nay, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

  • 500g gạo lứt tím than.
  • 240g thịt ba rọi.
  • 150g đậu xanh.
  • Lá chuối (9 miếng kích thước 30x30cm và 6 miếng 10x25cm).
  • 25g hành tím.
  • Gia vị.
  • Dây lạt.
Đọc thêm:  Nên dùng nồi lẩu điện hay bếp từ để nấu lẩu? Loại nào nấu tốt hơn?

Nguyên liệu của món bánh chưng gạo lứt

Nguyên liệu của món bánh chưng gạo lứt

Cách làm bánh tét gạo lứt

Sơ chế nguyên liệu

Thịt ba rọi sau khi mua về bạn rửa sạch, cắt thành 3 miếng (mỗi miếng tầm 80g). Sau đó bạn ướp vào thịt với:

  • 1/4 muỗng cafe muối.
  • 1 muỗng cafe đường mật mía.
  • 1 muỗng cafe tiêu xay.
  • 25g hành tím thái lát.

Về phần đậu xanh, khi mua về bạn cũng tiến hành rửa sạch, sau đó ngâm đậu với nước trong 4 tiếng rồi vớt ra để ráo. Tiếp đó, bạn cho phần đậu xanh vào nồi cùng 300ml nước lọc và 1/2 muỗng cafe muối, nấu lửa vừa cho đến khi cạn nước. Sau khi cạn nước, bạn đậy nắp nồi và nấu thêm 10 phút cho đến khi đậu chín mềm.

Sau khi đậu mềm, bạn bắt xuống bếp, cho thêm vào 1/2 muỗng canh đường mật mía và bắt đầu tán nhuyễn đậu.

Với phần gạo lứt tím than, bạn rửa sạch và ngâm qua đêm với một ít muối. Trước khi gói bánh, bạn vớt gạo ra và để ráo.

Sơ chế nguyên liệu làm bánh tét gạo lứt

Sơ chế nguyên liệu làm bánh tét gạo lứt

Sơ chế lá chuối

Lá chuối khi mua về bạn cần cẩn thận mở ra để tránh làm rách lá. Sau đó bạn tiến hành tỉa bớt một phần sống lá để việc gói bánh dễ dàng hơn.

Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị 1 thau nước, mở vòi nước cho ngập hết mặt lá, ngâm lá từ 15-30 phút. Sau khi ngâm lá, bạn dùng một chiếc khăn mềm lau sạch 2 mặt lá và rửa qua lá thêm một lần nữa dưới vòi nước rồi mới để ráo.

Sơ chế lá chuối gói bánh tét gạo lứt

Sơ chế lá chuối gói bánh tét gạo lứt

Gói bánh

Để bắt đầu gói bánh, bạn cần chuẩn bị phần nhân bao gồm phần đậu xanh đã tán nhuyễn và thịt heo đã ướp gia vị. Bạn trải đều phần đậu ra màng bọc thực phẩm (chiều ngang tầm 12cm) sau đó cho 80g thịt heo vào và cuộn thành viên.

Phần gạo lứt đã chuẩn bị sẽ được chia thành 3 phần cho 3 chiếc bánh. Bạn trải 2 miếng lá chuối nằm ngang và 1 miếng lá chuối dọc (tất cả đều có kích thước 30x30cm) và cho ½ lượng gạo lứt đã chuẩn bị (cho mỗi chiếc bánh, tầm 120g) lên.

Đọc thêm:  Các dạng toán về căn bậc hai Hệ thống bài tập về căn bậc 2

Tiếp theo, bạn cho phần nhân vào và tiếp tục cho thêm một lớp gạo lứt lên phía trên (tầm 60g).

Sau đó, bạn gói lớp lá chuối ở giữa để cố định hình dáng gạo, tiếp theo dùng 2 lớp lá chuối bên ngoài cuộn chặt lại, gấp 2 bên mép và dùng 2 miếng lá (kích thước 10x25cm) để bọc lại 2 đầu bánh và cố định bằng dây lạt hoặc dây thun.

Lưu ý: Các thao tác cuộn lá chuối, gấp mép phải thật chắc tay để bánh chặt và đẹp.

Khi gói bánh cần chắc tay để bánh có thể chặt và đẹp

Khi gói bánh cần chắc tay để bánh có thể chặt và đẹp

Nấu bánh

Do bánh có kích thước nhỏ, vừa cho 2-3 người ăn nên bạn chỉ cần luộc bánh trong 4 tiếng. Cách nấu bánh tét đảm bảo chín đều là khi nước trong nồi sôi, hạ lửa rồi luộc bánh với lửa vừa. Sau thời gian luộc, bạn vớt bánh ra ngoài, để ráo nước và nguội dần.

Bánh tét gạo lứt cần được luộc trong 4 tiếng

Bánh tét gạo lứt cần được luộc trong 4 tiếng

Thành phẩm bánh tét gạo lứt

Bánh có màu đỏ nâu rất đẹp mắt. Bánh rất chắc chắn và khi cắt rất mềm và dẻo. Khi ăn bạn cảm nhận được phần nhân bánh rất thơm ngon, bùi béo của đậu xanh.

Thành phẩm bánh tét gạo lứt

Thành phẩm bánh tét gạo lứt

Lưu ý khi làm bánh tét gạo lứt

Để bánh tét sau khi luộc mềm, dẻo và có màu xanh bắt mắt, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây:

  • Gạo lứt ngon là những hạt tròn, mập, ngắn, bóng bẩy và dùng tay bấm hạt không bị vỡ. Nếu nấu bánh chưng bằng gạo lứt đạt những ưu điểm trên, bánh sẽ thơm ngon và chất lượng hơn.
  • Khi nấu được 45 phút – 1 tiếng, bạn vớt bánh ra ngoài, trở ngược đầu bánh rồi tiếp tục luộc để bánh chín đều.
  • Khi nấu được 1/2 thời gian, bạn vớt bánh ra ngoài rửa qua với nước lạnh, thay nồi nước mới rồi đặt bánh vào tiếp tục luộc.
  • Bạn nên chú ý châm nước thường xuyên để nồi nước không bị cạn trong quá trình nấu.
  • Sau khi luộc chín, bạn vớt tét ra ngoài, rửa qua với nước lạnh, dùng tay lăn tròn để bánh được đẹp mắt.
Đọc thêm:  Ai là người tạo ra trái đất này? Những học thuyết kinh điển về sự tạo thành trái đất? Tiến trình phát triên của sự sống trên trái đất

Cần chọn gạo lứt ngon để thành phẩm bánh chất lượng

Cần chọn gạo lứt ngon để thành phẩm bánh chất lượng

Cách bảo quản bánh tét gạo lứt

Bánh tét gạo lứt làm tại nhà có thể bảo quản ở nhiệt độ thường từ 2-3 ngày nếu bạn treo bánh ở nơi thoáng mát.

Còn nếu muốn bảo quản lâu hơn, khoảng 15 ngày, bạn có thể cho bánh vào tủ lạnh, khi muốn ăn chỉ cần đem ra và hấp lại để thưởng thức.

Hiện nay, công nghệ hút chân không đã khá phổ biến, đặc biệt là trong việc bảo quản thực phẩm. Vì thế, bạn có thể bảo quản bánh tét gạo lứt lên đến 20 ngày nếu áp dụng phương pháp hút chân không và giữ bánh với nhiệt độ dưới 15°C.

Bánh tét gạo lứt có thể bảo quản từ 15-20 ngày

Bánh tét gạo lứt có thể bảo quản từ 15-20 ngày

Nhược điểm của bánh tét gạo lứt

Một số nhược điểm của bánh tét gạo lứt mà bạn nên lưu ý như:

  • Bánh có thể sẽ có màu tím đen hoặc đen (tùy thuộc loại gạo lứt bạn chọn), không phù hợp để mang đi cúng hoặc thắp hương ông bà. Điều này sẽ không phù hợp nếu bạn và gia đình xem trọng hình thức mâm cơm cúng tổ tiên vào dịp tết.
  • Bánh tét gạo lứt dù rất giàu dinh dưỡng, lành mạnh nhưng vẫn chứa hàm lượng calo cao. Vì thế, bạn vẫn không nên ăn quá nhiều để tránh tăng cân không mong muốn sau tết nhé!

Bánh tét gạo lứt dù healthy nhưng vẫn nhiều calo, cần ăn có chừng mực

Bánh tét gạo lứt dù healthy nhưng vẫn nhiều calo, cần hạn chế ăn quá nhiều

Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về bánh tét gạo lứt cũng như chi tiết cách làm món bánh này. Nếu thấy bài viết thú vị, bạn hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè để cùng nhau làm bánh tét gạo lứt trong dịp tết này nhé!

Nguồn: Cleanipedia, GiaGia – Herbenaeatclean & Healthy Life

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button