Các nước thu phí đường bộ qua vệ tinh như thế nào?

Các phương tiện được gắn thiết bị định vị GPS để nhận tín hiệu vệ tinh để xác định quãng đường di chuyển tại khu vực cần thu phí. Sau đó dữ liệu sẽ truyền về trung tâm dữ liệu, xác định vị trí phương tiện, tính toán và cuối cùng là tự động trừ phí dịch vụ.

Hình thức thu phí trên mang lại nhiều lợi ích, giúp rút ngắn thời gian di chuyển khi không cần xây trạm, không có barie, giúp đơn vị quản lý biết chính xác tình hình phương tiện, lưu lượng giao thông, giúp việc thu phí vào nội đô dễ dàng hơn.

Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Global Navigation Satellite Systems – GNSS) lần đầu tiên được sử dụng để thu phí phương tiện đường bộ vào năm 2001 tại Thụy Sĩ. Hình thức thu phí này được sử dụng cho tất cả các xe tải trên 3,5 tấn trên phạm quy toàn quốc. Các xe tải tại Thụy Sĩ được gắn thiết bị định vị GPS để nhận tín hiệu vệ tinh. Thiết bị sẽ đo quãng đường xe chạy qua đồng hồ đo tốc độ trong xe, sau đó đối chiếu với quãng đường đo qua vệ tinh. Hiện nay hệ thống đang được nâng cấp, giúp loại bỏ phần đo quãng đường bằng đồng hồ đo tốc độ trong xe, thay vào đó chỉ đo khoảng cách qua vệ tinh.

Thiết bị định vị GPS nhận tín hiệu vệ tinh gắn trên kính chắn gió của phương tiện tại Châu Âu. Ảnh: DkvMobility

Tương tự, trong năm 2005, Đức ra mắt hệ thống thu phí tương tự cho toàn bộ mạng lưới đường cao tốc dài 12.000 km dành cho tất cả các xe tải trên 12 tấn. Cũng giống như hệ thống thu phí qua vệ tinh tại Thụy Sĩ, hệ thống ở Đức cũng đo khoảng cách bằng đồng hồ đo tốc độ và xác thực quãng đường di chuyển qua GPS. Thiết bị định vị GPS phải được lắp đặt bởi thợ cơ khí được ủy quyền. Ngoài ra, tài xế cũng có thể chọn cách thu phí thủ công, nhằm phục vụ cho các phương tiện lưu thông trên cao tốc khi chưa kịp gắn bộ định vị GPS.

Đọc thêm:  [Review] Tiểu học thị trấn Hồ số 1 – Bắc Ninh

Khi Slovakia bắt đầu triển khai hệ thống thu phí đường bộ qua vệ tinh trên toàn quốc cho xe tải và xe buýt trên 3,5 tấn vào năm 2010, tài xế đã có thể tự gắn bộ định vị GPS thế hệ mới trên kính chắn gió. Hệ thống thu phí qua vệ tinh tại Slovakia áp dụng trên 80% mạng lưới đường có thu phí tại quốc gia này.

Tại Nga, hệ thống thu phí qua vệ tinh được triển khai vào năm 2015, dành cho xe tải trên 12 tấn. Hệ thống thu phí áp dụng cho tất cả đường quốc lộ tại Nga với tổng chiều dài 50.000 km, là một trong những hệ thống thu phí đơn lẻ có mạng lưới lớn nhất trên thế giới. Chính quyền cho biết việc thu phí nhằm sửa chữa và bảo trì tuyến đường cao tốc chính của đất nước, với tỷ lệ 58% hư hỏng mặt đường là do xe tải hạng nặng gây ra. Hiện tại, mức phí dành cho các xe tải trên 12 tấn là 2,34 Rúp Nga/1 km (khoảng 700 VND).

Tuy công nghệ thu phí qua vệ tinh vẫn còn mới mẻ so với các hệ thống thu phí khác, tuy nhiên với sự linh hoạt mà hệ thống mang lại, dần dần nhiều quốc gia đã áp dụng hình thức thu phí này trong nhiều năm qua, như Hungary (2013), Bỉ (2016), Cộng hòa Czech (2019), Bungari (2020), Ba Lan (2021).

Đọc thêm:  8 thứ không nên mang đến phòng tập gym để tập luyện tốt hơn

Theo dự tính, Singapore sẽ triển khai hệ thống thu phí qua vệ tinh trong 2023, trở thành quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng hình thức thu phí này. Ấn Độ hiện có kế hoạch để triển khai hình thức thu phí qua vệ tinh.

Tân Phan (theo GNSS Consulting)

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button