Biểu đồ kết hợp: Cách vẽ và bài tập Cách vẽ biểu đồ kết hợp
Biểu đồ kết hợp là biểu đồ thường được sử dụng khi bạn muốn thể hiện các đối tượng nhưng khác nhau về đơn vị mà lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Vậy cách vẽ biểu đồ kết hợp như thế nào? Cách nhận xét ra sao? Mời các bạn hãy cùng th-thule-badinh-hanoi.edu.vn theo dõi bài viết dưới đây để biết được cách vẽ, nhận biết, nhận xét biểu đồ kết hợp nhé. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để nhanh chóng biết cách giải các bài tập Địa lí. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm biểu đồ tròn , cách vẽ biểu đồ miền.
1. Biểu đồ kết hợp là gì?
Biểu đồ kết hợp thường được sử dụng khi bạn muốn thể hiện các đối tượng nhưng khác nhau về đơn vị mà lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Thường gồm biểu đồ kết hợp giữa đường và cột, khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam thì vẽ cột thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất. Lưu ý nếu đề thi cho số liệu tuyệt đối thì phải xử lý sang tỉ lệ tương đối.
2. Cách vẽ biểu đồ kết hợp
Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ
- Phân tích bảng số liệu để tìm số lớn nhất, nhỏ nhất nhằm chia hệ trục tọa độ.
- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.
- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý chiều cao 2 trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.
- Đánh số chuẩn trên trục 2 tung phải cách đều nhau (2 trục không liên quan nhau về số liệu).
Bước 2: Vẽ biểu đồ
- Thông thường: Cột là trục tung bên trái (số liệu khá phức tạp); Đường (có 1 đơn vị) là trục tung bên phải (số liệu khá đơn giản).
- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).
- Năm đầu tiên và năm cuối cùng phải cách 2 trục tung khoảng 0,5 – 1,0 cm (trừ trường hợp nhiệt độ và lượng mưa của 12 tháng trong năm).
– Điểm của đường phải nằm chính giữa năm (nên hoàn thành đường để tránh nối nhầm).
– Khoảng cách năm thật chính xác.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi đầy đủ số liệu cho Cột và đường.
- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
3. Cách nhận xét biểu đồ kết hợp
– Nhận xét chung nhất.
– Nhận xét từng đối tượng (cột nhận xét tương tự biểu đồ cột), sự tăng hay giảm của các đối tượng, sự liên tục hay không liên tục,…
– Nhận xét các mốc năm (tăng, giảm như thế nào)?
– Tìm mối liên hệ giữa các đối tượng.
– Kết luận và giải thích.
4. Bài tập biểu đồ kết hợp
Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Năm
2010
2012
2013
2016
Sản lượng dầu thô (nghìn tấn)
7555
7348
7373
7517
Sản lượng điện (tỉ kWh)
158
169
169
178
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng điện và dầu thô của Thái Lan, giai đoạn 2010 – 2016?
b) Nhận xét tình hình phát triển của ngành dầu thô và điện. Giải thích?
Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2017
Năm 2005 2010 2015 2017 Sản lượng (nghìn tấn) 3467 4200 4870 5238 – Khai thác 1988 2075 2280 2421 – Nuôi trồng 1479 2125 2590 2707 Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 38784 47014 53654 56966
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2017?
b) Nhận xét tình hình phát triển của ngành thủy sản ở nước ta và giải thích.
Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH RỪNG VÀ TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2008 – 2018
Năm Diện tích rừng (nghìn ha) Tỉ lệ che phủ rừng (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng Mới trồng 2008 10348,6 2770,2 342,7 38,7 2012 10423,8 3438,2 398,4 40,7 2014 10100,2 3696,3 414,1 40,4 2016 10242,1 4135,6 0 41,2 2018 10255,5 4235,8 0 41,7
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 2008 – 2018?
b) Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành rừng ở nước ta?