Bệnh Nghiến răng là gì? Cách trị, nguyên nhân nghiến răng ở trẻ nhỏ

Nhiều người nghĩ rằng nghiến răng là một thói quen vô hại. Nhưng thực tế, nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh nghiến răng khi ngủ trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng là tình trạng răng của bạn bị siết chặt vào nhau tạo ra những tiếng ken két khó chịu. Khi mắc bệnh nghiến răng, bạn có thể nghiến răng một cách vô thức cả khi đang thức hoặc trong giấc ngủ.

Nghiến răng khi ngủ được coi là một rối loạn cử động liên quan đến giấc ngủ. Những người bị nghiến răng khi ngủ có khả năng cao mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác như ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Bệnh Nghiến răng là gì? Cách trị, nguyên nhân nghiến răng ở trẻ nhỏ

Nghiến răng khi ngủ là một rối loạn cử động liên quan đến giấc ngủ

Dấu hiệu của bệnh nghiến răng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng có thể bao gồm:

  • Răng nghiến chặt vào nhau tạo ra tiếng ken két (tiếng động này có thể đủ to để đánh thức người khác).
  • Răng bị dẹt, sứt mẻ, lung lay, thậm chí gãy răng.
  • Men răng bị mài mòn.
  • Đau răng hoặc răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt hơn khi ăn uống.
  • Cơ hàm mỏi, căng cứng hoặc hàm bị khóa không thể đóng hay mở hoàn toàn.
  • Đau nhức hàm, cổ hoặc mặt.
  • Cảm giác đau đau tai dù không có vấn đề gì về tai.
  • Nhức đầu âm ỉ bắt đầu từ vùng thái dương.
  • Gián đoạn giấc ngủ.

Đau hàm, đau mặt là một trong những dấu hiệu bệnh của nghiến răng khi ngủ

Đau hàm, đau mặt là một trong những dấu hiệu bệnh của nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân dẫn đến nghiến răng khi ngủ thường không dễ dàng để xác định một cách chính xác. Nó có thể liên quan đến:

  • Căng thẳng và lo lắng – đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghiến răng.
  • Nguyên nhân di truyền, thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khi ngủ.
  • Do rối loạn cử động nhai kết hợp với sự kích thích trong khi ngủ.
  • Các vấn đề về giấc ngủ như ngáy và ngưng thở khi ngủ.
  • Tổn thương não bộ.
  • Mất răng mà không được điều trị kịp thời dẫn đến các răng bị xô lệch.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm gây co thắt cơ.
  • Sử dụng một số loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, thuốc chống suy nhược, thuốc an thần).
  • Hút thuốc, tiêu thụ nhiều rượu, bia và caffein.
  • Xuất hiện ở trẻ đang thay răng hoặc thiếu niên đang phát triển. Trong trường hợp này, tình trạng nghiến răng thường dừng lại khi trẻ đến tuổi trưởng thành và răng trưởng thành đã mọc xong.
Đọc thêm:  Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 74 sách Kết nối tri thức tập 1

Căng thẳng có thể dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Căng thẳng có thể dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Biến chứng nguy hiểm

Trong hầu hết các trường hợp, chứng nghiến răng thường không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, khi tình trạng nghiến răng trở nên thường xuyênnghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Mài mòn, tổn thương răng.
  • Đau đầu căng thẳng.
  • Đau mặt hoặc hàm nghiêm trọng.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm, tiếng lách cách khi bạn mở và ngậm miệng
  • Gây phì đại cơ cắn làm biến đổi, mất cân xứng khuôn mặt.

Nghiến răng khi ngủ có thể gây mẻ răng, gãy răng

Nghiến răng khi ngủ có thể gây mẻ răng, gãy răng

Cách chẩn đoán bệnh

  • Khám răng, khớp thái dương hàm và cơ hàm: Việc khám này có thể dùng để xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ nghiến răng.
  • Ghi đa ký giấc ngủ: Đây là một thăm dò giấc ngủ giúp chẩn đoán nghiến răng có liên quan đến các rối loạn về giấc ngủ.

Khám răng giúp chẩn đoán nghiến răng

Khám răng giúp chẩn đoán nghiến răng

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nghiến răng nhẹ có thể không cần điều trị. Nhưng nếu có những dấu hiệu sau, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Răng bị tổn thương hoặc nhạy cảm hơn.
  • Đau đầu, hàm, mặt hoặc đau tai.
  • Khó mở miệng hoặc hàm cắn không chặt.
  • Tiếng nghiến răng quá to gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác.

Bạn cần gặp bác sĩ khi nghiến răng kèm theo đau tai bất thường

Bạn cần gặp bác sĩ khi nghiến răng kèm theo đau tai bất thường

Nơi khám chữa bệnh nghiến răng khi ngủ

  • Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện răng hàm mặt trung ương TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh,…
  • Hà Nội: Bệnh viện răng hàm mặt trung ương Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
Đọc thêm:  Google, Facebook lại tuyên chiến với báo chí

Đến các chuyên khoa răng hàm mặt ở bệnh viên uy tín để được chữa trị kịp thời

Đến các chuyên khoa răng hàm mặt ở bệnh viên uy tín để được chữa trị kịp thời

Các phương pháp chữa bệnh nghiến răng

Phương pháp nha khoa

Các phương pháp nha khoa là phương pháp bảo tồn để ngăn ngừa hoặc khắc phục tình trạng tổn thương, mài mòn răng do nghiến răng. Tuy nhiên chúng không có tác dụng trực tiếp điều trị chứng nghiến răng:

  • Máng nhai: Chúng thường có chất liệu là nhựa acrylic cứng trong suốt hoặc vật liệu mềm, được thiết kế vừa khít với răng để ngăn chặn sự phá hủy răng và các tình trạng đau cơ, khớp thái dương hàm. Tùy theo tình trạng nghiến răng mà máng nhai được mang vào ban đêm hoặc ban ngày. Máng nhai cần được kiểm tra định kì vài tuần hoặc vài tháng một lần bởi bác sĩ răng hàm mặt.
  • Chỉnh răng: Trong những trường hợp nghiêm trọng – khi răng bị mài mòn quá nhiều dẫn đến ê buốt hoặc không thể nhai một cách bình thường – nha sĩ có thể chỉnh lại bề mặt nhai của răng hoặc sử dụng mão răng để sửa chữa hư hỏng của răng.

Máng nhai giúp ngăn chặn tổn thương răng

Máng nhai giúp ngăn chặn tổn thương răng

Sử dụng thuốc

Thuốc không phải là một phương pháp thực sự hiệu quả trong điều trị chứng nghiến răng và cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định hiệu quả của chúng. Một số loại thuốc có thể được sử dụng cho chứng nghiến răng bao gồm:

  • Thuốc giãn cơ: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị người bị nghiến răng dùng thuốc giãn cơ trước khi đi ngủ trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Tiêm botox: Tiêm Botox có thể được sử dụng đối với một số người mắc chứng nghiến răng nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
  • Thuốc chống lo lắng hoặc căng thẳng: Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu trong thời gian ngắn để giúp bạn đối phó với căng thẳng hoặc các vấn đề cảm xúc khác – một trong những nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng.
Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của Ta-go 2 Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Tác dụng phụ của một số thuốc có thể gây nghiến răng

Tác dụng phụ của một số thuốc có thể gây nghiến răng

Điều trị các rối loạn liên quan

Điều trị các rối loạn liên quan có thể bao gồm:

  • Thuốc: Nếu nguyên nhân gây nên chứng nghiến răng là do tác dụng phụ của một loại thuốc, việc thay đổi một loại thuốc khác có thể giúp ngăn chặn tình trạng nghiến răng.
  • Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Giải quyết các rối loạn liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ có thể cải thiện chứng nghiến răng khi ngủ.
  • Bệnh lý: Nghiến răng có thể do một số bệnh lý tiềm ẩn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), động kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD),… Việc điều trị tình trạng này có thể cải thiện chứng nghiến răng.

Điều trị rối loạn giấc ngủ giúp giảm nghiến răng

Điều trị rối loạn giấc ngủ giúp giảm nghiến răng

Một số phương pháp khác

Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng có thể giúp giảm chứng nghiến răng:

  • Trị liệu tâm lý: Thư giãn, thả lỏng tâm trạng bằng cách thiền định hoặc tìm đến sự giúp đỡ từ các nhà trị liệu hay bác sĩ tâm lý có thể giúp quản lý căng thẳng và giảm chứng nghiến răng.
  • Thay đổi hành vi: Luyện tập, thực hành điều chỉnh miệng và hàm về vị trí thích hợp cũng giúp ích rất nhiều trong điều trị chứng nghiến răng.

Trị liệu tâm lí góp phần làm giảm nghiến răng

Trị liệu tâm lí góp phần làm giảm nghiến răng

Biện pháp phòng ngừa

  • Kiểm soát căng thẳng: Nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc tập thể dục có thể giúp bạn thư giãn và giảm nguy cơ mắc chứng nghiến răng.
  • Tránh các chất kích thích trước khi ngủ: Không nên uống rượu, bia, cà phê hoặc trà chứa caffein vào buổi tối, vì chúng có thể làm chứng nghiến răng trầm trọng hơn.
  • Có giấc ngủ chất lượng: Tránh thức quá khuya, ngủ đủ giấc và cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể giúp ngăn ngừa chứng nghiến răng.
  • Khám răng định kỳ: Khám răng định kỳ, thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh nghiến răng.

Giấc ngủ chất lượng giúp phòng ngừa nghiến răng

Giấc ngủ chất lượng giúp phòng ngừa nghiến răng

Trên đây là những thông tin về chứng nghiến răng khi ngủ. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy nhanh tay lưu lại ngay và chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết nhé!

Nguồn: NHS.UK, Mayoclinic, Clevelandclinic

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button