Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị DỨT ĐIỂM

Ghẻ là bệnh ngoài da hay gặp, đặc biệt là với những người sống trong môi trường không vệ sinh. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về bệnh ghẻ nước qua bài viết sau đây nhé!

Ghẻ nước là gì?

Ghẻ là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra, hay còn gọi là con ghẻ cái hoặc cái ghẻ. Ghẻ cái có chiều dài 0,3 – 0,5mm màu trắng bẩn, rất khó để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Thời gian từ khi sinh ra đến khi bắt đầu đẻ trứng của ghẻ cái là 20 ngày, khi ký sinh trên da được 3 tháng đẻ được khoảng 150 triệu con. Ghẻ cái thường ký sinh trên vật chủ khoảng 1 tháng sau đó rời đi. Sau khi rời khỏi vật chủ, hẻ cái chỉ sống được vài ngày.

Sau khi giao phối xong ghẻ đực sẽ chết, nên bệnh này do ghẻ cái gây ra bằng cách đào hang ở lớp sừng trên da để đẻ trứng. Giai đoạn ghẻ cái đào hang để đẻ trứng người bệnh cảm thấy rất ngứa. Nếu không chữa trị dứt điểm bệnh ghẻ nước sẽ càng lan rộng và để lại sẹo.

Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị DỨT ĐIỂM

Ghẻ nước là bệnh do ký sinh trùng gây nên

Nguyên nhân bị bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước có hai đường lây chính như:

Do lây nhiễm trực tiếp: dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như ôm hôn, chăm sóc, nắm tay, quan hệ tình dục,… hoặc dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo,…

Do môi trường sống: do sống trong môi trường không sạch sẽ, môi trường ẩm mốc cùng với thói quen ở bẩn rất dễ mắc bệnh ghẻ nước.

Triệu chứng của bệnh ghẻ nước

Vùng da mỏng như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, chân, cơ quan sinh dục,… xuất hiện những mụn nước có ranh giới rõ ràng, tách biệt với nhau.

Đọc thêm:  Lào Cai có đặc sản gì? 15 đặc sản Lào Cai mua làm quà

Thấy dịch chảy ra từ mụn nước, lấy kim khều có thể phát hiện cái ghẻ.

Các vết xước, vảy da, đỏ da xuất hiện do bệnh nhân gãi khi ngứa hoặc do chà xát. Các vết này có thể gây chàm hoá trên da.

Triệu chứng của ghẻ nước

Triệu chứng của ghẻ nước

Biến chứng nguy hiểm của bệnh ghẻ nước

Khi ngứa ngáy bệnh nhân sẽ gãi và gây nên các vết xước da, và có thể có sẹo thâm đỏ. Bệnh phải chữa trị sớm, nếu không sẽ có các biến chứng như ghẻ nhiễm khuẩn (xuất hiện mụn mủ), bị viêm da (có các mụn đỏ).

Nếu không chữa viêm da sẽ dẫn đến eczema (bệnh chàm), trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm cầu thận cấp ở nam.

Cách chẩn đoán bệnh

Các dấu hiệu có thể gợi ý bạn có thể đã mắc ghẻ nước như:

Có tiền sử tiếp xúc, hoặc dùng chung đồ dùng với người ghẻ nước.

Xuất hiện các mụn nước tách biệt nhau, có ranh giới rõ ràng, xuất hiện nhiều ở các vùng kẽ ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, các nếp gấp ở chân,…

Các nốt mụn nước khiến cho bạn khó chịu và gãi gây ra các vết đỏ, ngứa hoặc vảy da.

Nếu môi trường sống không vệ sinh và bạn nghi ngờ rằng mình bị ghẻ nước, có thể đến bác sĩ để có được chẩn đoán phù hợp nhất.

Dựa vào đặc điểm mụn nước trên da để chẩn đoán bệnh

Dựa vào đặc điểm mụn nước trên da để chẩn đoán bệnh

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Ngứa xảy ra liên tục, khiến người bệnh không thể chịu được, ngứa có thể tăng lên vào ban đêm.

Tình trạng ngứa kéo dài khiến người bệnh không thể ngủ được, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Xuất nhiều nhiều sẩn, mụn nước, các vết gãi khắp thân người.

Các triệu chứng kéo dài từ 3 – 6 tuần không khỏi.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nơi khám các bệnh da liễu uy tín

Khi nghi ngờ mình mắc ghẻ nước, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh lây lan cho mọi người xung quanh. Tham khảo một số bệnh viện uy tín dưới đây:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai,…
Đọc thêm:  Đánh giá Trường THPT Lê Lợi có tốt không?

Các cách điều trị bệnh ghẻ nước

Dùng thuốc

D.E.P: là chất lỏng không màu, không mùi, sánh, an toàn cho làn da và tuyệt đối không gây kích ứng da. Chỉ bôi lên vết thương, không bôi lên vùng xung quanh, không bôi vùng niêm mạc như lợi, lưỡi hay để dính vào mắt. Sử dụng thuốc mỗi ngày 2-3 lần và thực hiện liên tục 3 ngày. Nên tắm sạch (xát mạnh xà phòng vào nốt ghẻ và rửa sạch), lau khô trước khi bôi thuốc.

Kem (Crotamiton 100mg/g) trị ghẻ và sẩn ngứa: nếu để điều trị ngứa, bôi 2 – 3 lần/ngày lên chỗ ngứa cho đến khi hết ngứa. Nếu để điều trị ghẻ thì bôi 1 lần vào buổi tối trong 3 – 5 ngày, tắm trước khi bôi giúp cho các vết ghẻ ngứa nhanh chóng biến mất và không để lại hư tổn trên bề mặt da.

Dầu Benzyl benzoat: bôi lên vùng tổn thương trừ đầu và mặt và đến ngày thứ 3 tắm sạch sẽ bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Bôi liên tục giúp các tinh chất từ dầu Benzyl benzoate thấm sâu vào ổ bệnh ghẻ giúp trị tận gốc cái ghẻ gây bệnh.

Ivermectin: dùng với liều lượng 200 µg/kg, liều duy nhất, có thể nhắc lại sau 10-14 ngày.

Lưu ý: người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc này.

Mẹo dân gian

Các loại lá như lá ba chạc, lá xà cừ, lá đào,… hay được dân gian khuyên dùng để chữa ghẻ nước. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu kỹ các bài thuốc này, do chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về tính hiệu quả.

Dùng nước muối pha: có tác dụng làm sạch, vệ sinh vùng da ghẻ nước, tránh nhiễm trùng hoặc gây ra biến chứng chàm hóa. Nước muối không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ra ghẻ nước.

Đọc thêm:  Ý nghĩa của các dấu tích xanh trong Facebook Messenger

Dùng nước muối để tắm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng

Dùng nước muối để tắm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng

Cách phòng ngừa bệnh ghẻ nước

Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước bẩn, mùa mưa hạn chế đi lại khi bị ngập lụt tránh nguy cơ mắc ghẻ nước.

Giặt quần áo sạch sẽ, tránh để ẩm mốc khi đi mưa về. Hạn chế mang giày nếu có đi giày sau khi về phải giặt rửa sạch sẽ, không đi tất khi chưa khô hẳn để tránh môi trường ẩm mốc làm ghẻ kí sinh.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng tắm mỗi ngày, nhất là khi đi ngoài đường về hay tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa.

Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong gia đình, đồ dùng cá nhân hay sử dụng, tiếp xúc.

Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: khăn lau, quần áo, chăn, màn. Tránh tiếp xúc da kề da, hoặc ở quá gần người bệnh.

Trong gia đình có người bệnh nên chữa trị chung để tránh tình trạng lây chéo.

Chú ý thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn màn, quần áo bằng nước nóng và phơi ngoài nắng để trừ các tác nhân gây nên bệnh.

Giữ môi trường sống sạch sẽ

Giữ môi trường sống sạch sẽ

Những lưu ý khi điều trị

Người bệnh tránh cào gãi, chà xát gây trầy xước dễ nhiễm trùng da, lây lan bệnh.

Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị, tránh trường hợp chẩn đoán sai bệnh làm bệnh càng thêm nặng.

Không tự ý mua thuốc về điều trị bệnh do không thể nắm rõ được liều lượng cũng như cách dùng với từng mức độ của bệnh ghẻ nước.

Với thuốc bôi dạng kem chữa bệnh ghẻ nước, nên bôi trên diện rộng và bôi trước lúc đi ngủ vào ban đêm.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh ghẻ nước như cách phát hiện, các lưu ý khi điều trị, cũng như các cách phòng tránh. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh Duy Bệnh viện Bệnh nhiệt đới

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button