Bạn có biết cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh khác nhau?

Khi thời tiết thay đổi, nhiều người hay bị sổ mũi, ho, hắt hơi nhưng những triệu chứng chung này có thể là cảm lạnh, cũng có thể là cảm cúm nên cần phải phân biệt kỹ để chữa trị kịp thời. Vậy hai bệnh lý cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào? th-thule-badinh-hanoi.edu.vn sẽ giúp bạn làm rõ câu hỏi này.

Cảm lạnh là gì?

Bạn có biết cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh khác nhau?

Cảm lạnh là nhóm các triệu chứng do nhiều loại virus gây ra và chủng loại hay gặp nhất là Rhinovirus, chúng có tới hơn 100 chủng khác nhau. Một số loại virus khác có thể gây ra cảm lạnh phải kể đến như enterovirus, coronavirus…

Cảm lạnh có những triệu chứng gì?

Cảm lạnh thông thường có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, ho có đờm, hơi gai lạnh và các triệu chứng xuất hiện từ từ, người mệt mỏi khoảng từ 3-4 ngàytự khỏi trong khoảng từ 7-10 ngày.

Có những biện pháp nào phòng tránh cảm lạnh?

Thời tiết đột ngột thay đổi là thời điểm virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Do đó, để phòng tránh cảm lạnh, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Đọc thêm:  Honda Việt Nam tăng giá nhiều dòng xe máy từ 1/4

– Thường xuyên thực hiện rửa tay với xà phòng hoặc nước rửa tay.

Không dùng chung đồ và hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, khử trùng đồ dùng trong nhà tránh vi khuẩn tích tụ

– Thường xuyên rèn luyện bản thân để nâng cao sức khỏe đề kháng

Chữa trị cảm lạnh như thế nào?

Cảm lạnh là bệnh lý không phức tạp và cách chữa trị chủ yếu tập trung vào các triệu chứng. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả như vệ sinh mũi sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối 2-4 lần/ngày và uống nhiều nước ấm, chanh mật ong hoặc nước gừng.

Trường hợp có các biểu hiện nặng như sốt cao liên tục, sốt không giảm, thường xuyên khó thở, hơi thở khò khè, đau họng và đau đầu kéo dài, viêm xoang nghiêm trọng thì nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị dứt điểm và kịp thời.

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là bệnh lý về đường hô hấp thường kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân, đỉnh điểm vào mùa đông. Cúm theo mùa do virus cúm A, B và C gây ra nhưng phổ biến nhất là cúm A và B.

Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người qua dùng chung đồ, tiếp xúc trực tiếp, ho hay hắt hơi. Không giống cảm thường, cúm có thể phát triển thành viêm phổi, dẫn đến tử vong.

Đọc thêm:  Nấu gì với đậu hũ để vừa ngon vừa cực bổ dưỡng?

Cảm cúm có những triệu chứng gì?

Người bị cảm cúm thường có các biểu hiện như đau đầu, viêm họng, khô rát cổ họng, đau nhức cơ, rùng mình, sốt cao, mệt mỏi kéo dài, nghẹt mũi, chảy nước mũi, buồn nôn và nôn, đặc biệt là ở trẻ em.

Có những biện pháp nào phòng tránh cảm cúm?

Cảm cúm có thể lây từ người sang người nên để phòng tránh bệnh bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

– Dùng chất sát khuẩn dọn dẹp nơi ở sạch sẽ

– Sử dụng nước nhỏ mũi sinh lý và dưỡng ẩm

– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng

– Có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, điều độ

Không chùi mũi, dụi mắt hoặc cho tay vào miệng

– Hạn chế hút thuốc

Chữa trị cảm cúm như thế nào?

Cách điều trị cảm cúm tốt nhất là nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể, sử dụng paracetamol và ibuprofen để hạ sốt, điều trị đau nhức và thường xuyên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

Ngoài ra, một số thuốc trị cảm cúm không kê đơn có tác dụng làm giảm triệu chứng như thuốc thông mũi, thuốc giảm ho, thuốc làm long đờm, kháng sinh histamin. Trước khi sử dụng các thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh uống thuốc quá liều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Đọc thêm:  Xui xẻo 12 cung hoàng đạo dễ gặp phải trước Tết Âm lịch 2022

Tham khảo thêm: Các mẹo chữa cảm cúm nhanh, mau khỏi ngay tại nhà

>> Trời lạnh dễ ho thì đừng quên ăn những loại trái cây này sẽ giảm ho hẳn

Trên đây là một số thông tin tham khảo giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa 2 bệnh lý cảm cúm và cảm lạnh. Khi có các biểu hiện bệnh cúm, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, chữa trị, đặc biệt là đối tượng người già, trẻ em hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.

Kinh nghiệm hay th-thule-badinh-hanoi.edu.vn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button