Bách bộ là gì?Những lợi ích của bách bộ đối với sức khoẻ

Trong các bài thuốc dân gian, chắc mọi đã nghe đến cây bách bộ có tác dụng tốt trong điều trị ho, trị giun và kháng khuẩn. Bách bộ là gì, công dụng, cách dùng ra sao, cùng tìm hiểu nhé.

Bách bộ còn có tên khác là dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác… có vị ngọt, đắng, tính ấm. Cây bách bộ mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta. Là một vị thuốc quý, tuy nhiên dân ta vẫn rất ít người biết sử dụng vị thuốc này. Dưới đây sẽ nói rõ các đặc điểm và lợi ích của bách bộ đối với sức khỏe, cùng tìm hiểu nhé.

Bách bộ là gì?

Bách bộ là gì?Những lợi ích của bách bộ đối với sức khoẻ

Giới thiệu sơ lược về Bách bộ

Bách bộ có tên khoa học làStemona tuberosa Lour, thuộc họ Stemonaceae, ngoài ra còn được gọi là dây ba mươi, dây dẹt ác… . Bách bộ là một cây thân leo, dài chừng 6-8m, có khi hơn. Rễ củ nhiều, mập, nạc, có hình trụ, mọc thành khóm dày, dài từ 15-30cm. Thân nhẵn, hình trụ, màu lục nhạt và hơi phình. Lá mọc đối hoặc so le, có 10-12 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cuống dài từ 2-4cm, gồm 1-2 hoa màu vàng hoặc đỏ. Bách bộ có mùa hoa sẽ rơi vào tháng 3-5, còn mùa quả sẽ vào tháng 6-8. Cây bách bộ mọc từ hạt sau hai năm thì có hoa quả. Có thể trồng được bằng hạt hoặc phần gốc sau khi đã thu hết củ.

Đọc thêm:  Hướng dẫn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp Huyện năm 2021 – 2022 Hướng dẫn tổ chức thi Hương – Cấp Huyện Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2021 – 2022

Có nhiều loại bách bộ khác cũng được dùng làm thuốc: Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierrei Gagnep), Bách bộ nam (Stemona cochinchinensis Gagnep), Bách bộ đứng (Stemona collinsae Craib)

Bách bộ được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam, bách bộ phân bố nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình và Thanh Hóa. Bách bộ mọc nơi đất tơi xốp có rễ củ nhiều và to, là loại cây ưa ẩm, ưa sáng. Sau khi bị chặt phá, phần còn sót lại vẫn còn khả năng phát triển thành cây mới

Bộ phận dùng của bách bộ

Người ta thường dùng rễ củ đã phơi khô hoặc sấy khô để dùng làm thuốc. Rễ bách bộ dài từ 5cm trở lên, nó có hình dạng cong queo, đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài có màu vàng nâu, nhiều nếp nhăn. Khi cần làm thuốc, ta đào rễ khi trời khô ráo, rửa sạch cát, cắt bỏ hai đầu. Rễ nhỏ để nguyên, rễ to có thể bổ làm đôi rồi phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60ºC.

Trong sách phương pháp bào chế đông dược có hướng dẫn cách dùng như sau:

Dùng sống: rửa sạch, ủ mềm, rút bỏ lõi, thái mỏng và phơi khô

Dùng chín: tẩm mật một đêm rồi đem đi sao vàng

Thành phần hóa học của bách bộ

Rễ bách bộ chứa chứa 2,3% glucid, 9,25% protid, 0,84% lipid, nhiều axit hữu cơ (axit malic, axit oxalic, axit succinic, axit acetic, axit formic), 3 dẫn chất bibenzyl và đặc biệt nhất là alkaloid, gồm có: stemonin, tuberostemonin, neotuberostemonin, oxotuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin, stenin, stemotinin, isostemotinin… Trong đó hoạt chất đáng chú ý là stemonin, sau này được xác định là tuberostemonin L-G. Theo dược điển Việt Nam, hàm lượng alkaloid toàn phần trong rễ bách bộ cần đạt được 0,15% tính theo tuberostemonin L-G.

Đọc thêm:  3 loại kem lót Chanel bán chạy và được đánh giá cao nhất hiện nay

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button