Ai không nên ăn thơm?

Người bị bệnh dạ dày

– Trong thơm chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme có tác dụng phân hủy protein, người đang bị đau dạ dày, nếu ăn nhiều thơm sẽ bị viêm loét niêm mạc dạ dày nghiêm trọng hơn.

– Ngay cả với người không bị đau dạ dày nhưng ăn thơm lượng lớn, ăn khi bụng đói cũng dễ làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày, bụng thường có cảm giác khó chịu, xót ruột.

Ai không nên ăn thơm?

Người mang thai trong 3 tháng đầu

– Lý do người mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn thơm là vì trong dứa có chứa enzym Bromelain, một loại enzym có tác dụng làm mềm, kích thích tử cung khi phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu ăn nhiều thơm, nhất là thơm xanh (có hàm lượng bromelain rất cao) rất dễ bị sảy thai.

Qua 3 tháng đầu mang thai, chị em cũng nên hạn chế ăn thơm, bởi ăn nhiều, sẽ gây tiêu chảy, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.

– Tuy nhiên, phụ nữ ở các tháng cuối thai kỳ, ăn thơm một lượng vừa phải sẽ giúp tăng co bóp tử cung, việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn.

Người mang thai trong 3 tháng đầu

Người dễ bị dị ứng

– Nhiều người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng khi ăn thơm, enzym Bromelain từ thơm đi vào cơ thể sau một thời gian ngắn sẽ kích thích cơ thể tạo ra Histamine, gây ra những triệu chứng dị ứng thường gặp như buồn nôn, đau quặn ở bụng từng cơn, nổi mề đay, môi tê, ngứa ngáy khó chịu toàn thân, thậm chí là khó thở.

Đọc thêm:  Văn khấn rước ông Táo về nhà mới chuẩn, chi tiết 2023

– Để biết mình có dị ứng với thơm hay không, bạn nên ăn thử vài miếng nhỏ, đợi sau 15 – 20 phút, nếu cơ thể không có bất cứ triệu chứng gì, bạn có thể tiếp tục ăn thơm nhưng nếu cơ thể khó chịu, ngứa ngáy hay có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào khác, bạn nên ngừng ăn ngay.

Người có tiền sử bị viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản, xuất huyết

Glucoside chứa trong thơm có khả năng gây kích ứng niêm mạc cực mạnh nên nếu bạn ăn thơm quá nhiều thường cảm thấy rát lưỡi, miệng, cổ họng rát, cơ thể ngứa ngáy.

– Những phản ứng này đặc biệt nghiêm trọng hơn với những người có tiền sử bệnh viêm mũi họng, viêm thanh quản, bị hen phế quản. Nếu đang mắc các bệnh này, tình trạng bệnh sẽ trở nặng còn và tăng nguy cơ tái phát.

Người mắc bệnh về xuất huyết, bệnh sẽ thêm nặng hơn, tăng nguy cơ bị chảy máu với người dễ bị chảy máu như chảy máu cam, chảy máu vết thương, phụ nữ băng huyết…

– Do đó, khi mắc các bệnh này, bạn tuyệt đối không nên ăn thơm, nếu muốn ăn hãy xin tư vấn từ bác sĩ nhé.

Người có tiền sử bị viêm mũi họng, thanh quản hen phế quản, xuất huyết

Xem thêm: Cách chọn dứa ngon, ngọt

Nếu bạn hoặc người thân thuộc một trong các trường hợp này, hãy nhớ tránh hoặc giảm ăn thơm để an toàn cho mình nhé. Bình luận vào ô bên dưới nếu bạn muốn chia sẻ các mẹo ăn thơm khác.

Đọc thêm:  Ý nghĩa phong thủy, cách trồng hoa Hồng Phát Lộc ngày Tết

Nguồn tham khảo: eva.vn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button