Bệnh sởi: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Bệnh sởi là một bệnh virus có tính lây truyền cao rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh được đặc trưng bởi sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu nhé!

Bệnh sởi là gì?

  • Thuật ngữ y khoa: Bệnh sởi – Measles/Rubeola.
  • Tên thường gọi: Bệnh sởi.
  • Chuyên khoa: Hô hấp.
  • Đối tượng bệnh nhân: Mọi đối tượng (chủ yếu là trẻ từ 0 – 6 tuổi).

Sởi là một căn bệnh hô hấp cấp tính, mặc dù đã được tiêm chủng nhưng nó cũng là căn bệnh có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Bệnh biểu hiện khi thấy các triệu chứng sốt, viêm xuất tiết mũi, họng, mắt, và xuất hiện các nốt ban mọc ở bên trong niêm mạc hay toàn thân.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, mầm bệnh có trong nước bọt, nước mũi… của người bệnh. Các triệu chứng thường khởi phát từ 7 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm virus. Bệnh sởi có thể gây chết người, tuy nhiên, trẻ có thể phòng ngừa sởi dễ dàng nếu được tiêm vắc xin định kỳ.

Bệnh sởi: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Bệnh sởi là gì

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Sởi là bệnh do virus sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra, virus này thường nằm ở vùng mũihọng của người bệnh sởi. Đây là căn bệnh rất dễ lây lan từ người này qua người khác thông qua giao tiếp hằng ngày hoặc tiếp xúc với đồ vật có dính virus.

Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện…virus sởi ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, những người tiếp xúc với người bệnh có thể vô tình hít vào sẽ bị lây bệnh sởi.

Hoặc những giọt nước đó bám vào đồ đạc, dụng cụ xung quanh, nếu bạn không may sờ vào những đồ đạc đó và đưa tay lên mũi, miệng thì bạn cũng có khả năng lây bệnh.

Khi virus sởi vào cơ thể, chúng thường mọc ở những tế bào sau cổ họngphổi sau đó lan khắp cơ thể, cả hệ hô hấp và da. Vì vậy bệnh rất dễ lây lan, và biến thành dịch trong thời gian ngắn. Theo thống kê, trên 90% những người chưa có kháng thể sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

Dấu hiệu của bệnh sởi

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sởi xuất hiện khoảng 10 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus thường bao gồm:

  • Sốt.
  • Ho khan.
  • Sổ mũi.
  • Đau họng.
  • Mắt bị viêm (viêm kết mạc).
  • Những đốm trắng nhỏ với tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ được tìm thấy bên trong miệng – còn được gọi là đốm Koplik.
  • Phát ban da tạo thành từ các đốm lớn, phẳng thường hội tụ vào nha
Đọc thêm:  Cách chỉnh ảnh trắng đen thành ảnh màu bằng Photoshop

Dấu hiệu của bệnh sởi

Dấu hiệu của bệnh sởi

Nhiễm trùng xảy ra trong các giai đoạn từ 2 đến 3 tuần.

  • Lây nhiễm và ủ bệnh: Trong 10 – 14 ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, virus sởi lây lan trong cơ thể. Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu: Bệnh sởi thường bắt đầu với sốt nhẹ đến trung bình, thường kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm mắt (viêm kết mạc) và đau họng. Dấu hiệu này có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
  • Bệnh cấp tính và phát ban: Phát ban được tạo thành từ các đốm nhỏ màu đỏ. Các đốm và mụn mọc thành cụm dày đặc khiến da có màu đỏ lốm đốm. Trong vài ngày tiếp theo, vết ban lan xuống cánh tay, ngực và lưng, rồi đến đùi, cẳng chân và bàn chân. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao từ 40 đến 41 độ C.

Sự hồi phục: Phát ban sởi có thể kéo dài khoảng 7 ngày. Phát ban nhạt dần đầu tiên ở mặt và cuối cùng ở đùi và bàn chân. Khi các triệu chứng khác của bệnh biến mất, một số triệu chứng còn lại như ho và da sẫm màu hoặc bong tróc nơi phát ban có thể kéo dài khoảng 10 ngày.[1]

Những giai đoạn của bệnh sởi

Những giai đoạn của bệnh sởi

Biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng thường gặp của bệnh sởi bao gồm viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản và tiêu chảy.

Ngay cả ở những trẻ khỏe mạnh trước đó, bệnh sởi có thể gây bệnh nghiêm trọng cần nhập viện.

  • Cứ 1.000 ca sởi thì có một ca bị viêm não cấp tính, thường dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn.
  • Cứ 1.000 trẻ bị sởi thì có 1 đến 3 trẻ tử vong do các biến chứng về hô hấp và thần kinh.
  • Viêm não xơ cứng bán cấp (SSPE) là một bệnh thoái hóa hiếm gặp nhưng gây tử vong của hệ thống thần kinh trung ương được đặc trưng bởi sự suy giảm hành vi trí tuệ, co giật thường phát triển từ 7 đến 10 năm sau khi nhiễm sởi.[2]

Biến chứng nguy hiểm

Biến chứng nguy hiểm

Nếu bạn bị sởi khi đang mang thai, nó có thể gây hại cho em bé của bạn. Các biến chứng sởi thai kỳ có thể gặp:

  • Sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ).
  • Em bé sinh ra bị nhẹ cân.
Đọc thêm:  Có bao nhiêu nhóm máu ở người? Cách phân loại nhóm máu

Cách chẩn đoán bệnh sởi

Có thể chẩn đoán bệnh sởi dựa trên các dấu hiệu lâm sàng: phát ban, xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng hơi xanh trên nền đỏ tươi – đốm Koplik. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi một số câu hỏi như bạn đã tiêm vaccine chưa và gần đây có đi đến khu vực nghi ngờ nhiễm sởi hay không.

Tuy nhiên, việc chẩn đoán bằng các dấu hiệu lâm sàng đôi lúc sẽ có sự nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Vì vậy, để chắc chắn hơn người chẩn đoán sẽ thực hiện xét nghiệm máu có thể xác nhận phát ban có phải là bệnh sởi hay không. Virus sởi cũng có thể được xác nhận bằng một xét nghiệm nước tiểu.

Cách chẩn đoán bệnh sởi

Cách chẩn đoán bệnh sởi

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nên gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc con bạn có thể đã tiếp xúc với bệnh sởi và có dấu hiệu phát ban trông giống như bệnh sởi.

Sau đó, xem lại hồ sơ tiêm chủng của gia đình bạn, đặc biệt là giai đoạn trước và sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh hay không.

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nơi khám chữa bệnh sởi

Nếu gặp các dấu hiệu nêu trên, bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viên đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo một số bệnh viện lớn và uy tín trong điều trị bệnh sởi.

  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115.
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Nhi Đồng, Bệnh viện Quân Y 108.

Cách để tránh lây lan sởi

Bệnh sởi có thể lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Những điều chúng ta nên làm để tránh lây lan sởi:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm.
  • Sử dụng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi.
  • Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng

Những điều chúng ta không nên làm để tránh lây lan sởi:

  • Dùng chung dao kéo, cốc, khăn tắm, quần áo hoặc bộ đồ giường.
  • Tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn khi người khác hắt hơi, ho, xì mũi,…

Cách để tránh lây lan sởi

Cách để tránh lây lan sởi

Các phương pháp chữa bệnh sởi

Cách ly trong 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban và nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt và phát ban biến mất. Chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc cho cơ thể.

  • Hạ sốt: phương pháp vật lí, thuốc hạ sốt thông thường. Không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi mắc bệnh sởi do nguy cơ của hội chứng Reye.
  • Dùng thuốc an thần, thuốc ho, long đờm.
  • Kháng histamine để giảm chảy mũi.
  • Sát trùng mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nhỏ mắt có kháng sinh.
  • Người bệnh không cần dùng kháng sinh bởi vì sởi là bệnh truyền nhiễm do virus chứ không phải vi khuẩn. Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm, tức có nhiễm khuẩn thêm vào.
  • Khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì cần phải nhập viện theo dõi và điều trị phù hợp.
  • Chế độ ăn uống dễ tiêu. Ngoài ra, phải bù nước thường xuyên để tránh bị mất nước.
Đọc thêm:  Ăn cháo ăn liền có tăng cân không?

Các phương pháp chữa bệnh sởi

Các phương pháp chữa bệnh sởi

Biện pháp phòng ngừa

  • Đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi sớm nhất. Sau khi bé được một tuổi cần cho bé đi tiêm hai mũi vacxin phòng sởi. Mũi đầu khi bé 12-15 thángmũi sau khi bé từ 4-6 tuổi. Tuy nhiên có thể tiêm liều 2 sớm hơn nhưng cách liều 1 ít nhất 4 tuần. Lý do cần thiết phải tiêm liều thứ 2 là do có khoảng 2-5% số bé được tiêm sẽ không tạo ra kháng thể chống sởi sau liều đầu. Liều 2 để giúp những bé này tăng kháng thể chống sởi.
  • Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vacxin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vacxin nhưng nếu được bú sữa mẹ liên tục, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.
  • Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.

Bệnh sởi là một bệnh nguy hiểm, để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh sởi, cha mẹ nên đưa con em mình đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

Hãy tiêm vaccine cho trẻ để phòng tránh sởi

Hãy tiêm vaccine cho trẻ để phòng tránh sởi

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh sởi. Nếu quý đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẽ đến những người thân yêu của mình nhé!

Nguồn: CDC, Mayo Clinic, NHS

Bệnh sởi: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả Phó Giáo Sư, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Nhi Đồng 1

Đánh giá bài viết
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Back to top button